Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa
Tháng Tư Đen có nhiều kỷ niệm đau thương uất hận để nhớ đời và để nhắc nhở đám hậu sinh.
Riêng chúng tôi không có cao vọng ấy, chỉ xin cống hiến bạn đọc một hồ sơ cũ:
Vụ 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa mà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu:
Người đã từng bị vu khống,cáo buộc là đã cuỗm ra ngoại quốc khi gia đình ông phải lưu vong lúc Tháng Tư 1975.
Tối 21 Tháng Tư 1975, chiến trường Miền Nam Việt Nam sôi động. Do áp lực nặng nề cả về mặt quân sự lẫn chính trị, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đọc một bài diễn văn tố cáo Hoa Kỳ phản bội đồng minh, sau đó tuyên bố từ chức.
Ngày 26/4/1975, ông Thiệu bỏ nước, di tản sang Đài Loan .Ông Thiệu vừa rời khỏi nước, trong nước rộn lên “những lời đồn đại từ ‘đài phát thanh Catinat’ quả quyết là "ông Thiệu đã mang theo 16 tấn hàng gồm cả một bộ sưu tập đá quý và đồ cổ đánh cắp ở Viện Bảo Tàng Quốc Gia và 4 tỉ vàng nén.”
Báo chí thiên tả ở Sài Gòn lúc bấy giờ do bọn Cộng sản nằm vùng chiếm lĩnh đã không bỏ lỡ cơ hội khai thác làm nhục chí chiến đấu các chiến sĩ quốc gia và gây hoang mang trong quần chúng Miền Nam Việt Nam.
Sau ngày 30 Tháng Tư 1975, CSVN tiếp tục kích động báo chí thổi phồng “huyền thoại” cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ăn cướp 16 tấn vàng chẳng những gây thêm công phẫn lâu dài trong lòng người dân đối với cá nhân ông Thiệu, mà còn nhân rộng lòng oán thù đối với chính thể VNCH.
Mãi đến 31 năm sau (năm 2006), bức màn bí mật về 16 tấn vàng mới hé mở.
Kẻ gian hùng giấu mặt và 16 tấn vàng
Báo Tuổi Trẻ ngày ngày 26/4/2006 bắt đầu đăng một loạt phóng sự về vụ 16 tấn vàng mà người ta rêu rao là đã bị ông Nguyễn Văn Thiệu, cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, cướp đoạt, mang ra nước ngoài.
Loạt bài này làm sáng tỏ một vấn đề: Không hề có chuyện ông Nguyễn Văn Thiệu hay bất cứ viên chức nào của chính quyền VNCH chuyển 16 tấn vàng ra ngoại quốc!
Tờ báo ghi nhận: “16 tấn vàng - đó là khoản tài sản dự trữ còn lại của chính quyền Sài Gòn vào tháng 4/1975, trị giá khoảng 120 triệu đô-la Mỹ vào lúc đó, tức khoảng 320 triệu đô-la Mỹ thời điểm hiện nay”.
Tờ Tuổi Trẻ khẳng định: “Không có chuyện 16 tấn vàng đã được đóng thùng sẵn (chờ chở đi) và lại càng không có chuyện “số vàng ấy nằm ở sân bay khi quân của tướng Dũng [Văn Tiến Dũng] tràn vào Tân Sơn Nhất”. 16 tấn vàng vẫn nằm nguyên vẹn dưới tầng hầm [kho dự trữ vàng quốc gia] ở số 17 Bến Chương Dương, Sài Gòn”..
Chiều 30-4-1975, sau khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, trụ sở Ngân Hàng Quốc Gia VNCH vẫn còn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các nhân viên ngân hàng và các cảnh sát viên, dưới sự chỉ huy của một thiếu tá. Họ đã không rời vị trí vì nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn kho tiền và vàng dự trữ, không để nó bị xâm nhập, cướp phá giống như nhiều tòa nhà và trụ sở lân cận. Họ cố thủ trụ sở Ngân hàng cho đến khi bộ đội CS xuất hiện.
* Nhân Chứng thứ nhất: người tiếp nhận (Hoàng Minh Duyệt)
Người tường thuật chi tiết về vụ 16 tấn vàng là Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị Cộng sản tiếp quản Ngân hàng Quốc gia. Ông Duyệt nói: “Tôi chỉ biết được tầng hầm chứa vàng ở đây khi tham gia nhóm kiểm kê. Nhóm kiểm kê lúc đó có tôi, anh Lân và anh em trong đơn vị; về phía Ban kinh tài có anh Huỳnh Kỳ Thanh, cô Tiếp... Về phía Ngân Hàng Quốc Gia có hai anh viên chức cũ ở đây là anh Huỳnh Bửu Sơn và anh Lê Minh Kiêm”.
Ông Duyệt mô tả: “Tầng hầm chứa vàng sáng choang, khá rộng, rộng đến mức có thể... đá bóng được. Tiền và vàng được cất giữ trong những tủ sắt đặt trong các hầm. Mỗi cửa hầm đều có ổ khóa riêng, sau lớp cửa đó là cửa hầm tự động với khóa bằng mã số. Lần đầu tiên tôi thấy vàng nhiều như thế, thấy được những thỏi vàng như thế. Tôi lại thấy nhiều loại đồng tiền vàng rất đẹp, rất lạ và nghe nói rất quí, cả những cúc áo bằng vàng thật độc đáo”.
Ông Duyệt tâm sự: “Chúng tôi nhìn rất thích nhưng chẳng ai “xơ múi” dù chỉ một đồng tiền vàng. Mà thật ra không ai trong chúng tôi có ý nghĩ gì bậy bạ, bởi mọi người đều rất vô tư và trong sáng. Cả những anh em viên chức cũ của ngân hàng cũng vậy, như anh Huỳnh Bửu Sơn chẳng hạn”.
Báo Tuổi Trẻ cho biết người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn - lúc bấy giờ làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát Hành Ngân Hàng Quốc Gia. (Vào năm 2006 khi Tuổi Trẻ đưa lên loạt bài phóng sự này thì Huỳnh Bửu Sơn đang là giám đốc đối ngoại Pepsi Co. tại Việt Nam).
* Nhân Chứng thứ hai: người bàn giao (Huỳnh Bửu Sơn)
Huỳnh Bửu Sơn kể: “Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân Hàng Quốc Gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân Hàng Quốc Gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát Hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát Hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.
“Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân Hàng Quốc Gia”.
Bài báo ghi tiếp: “Theo ông Sơn, số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân Hàng Quốc Gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất.
“Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép.
Ông Huỳnh Bửu Sơn còn xác nhận: “Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó.
“Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ”.
* Nhân chứng quan trọng thứ ba: Lữ Minh Châu
Trên đây chỉ mới là chứng từ của hai viên chức cấp nhỏ và lời nhận định của một luật sư. Báo Thanh Niên phát hành ngày 03/10/2006 trong bài “Trở lại câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30/4/1975”, có nêu ra nhân chứng thứ ba là Lữ Minh Châu, bí danh Ba Châu. Ông Châu là người, “ngày 30/4/1975, với tư cách Trưởng ban Quân quản các Ngân hàng Sài Gòn - Gia Định, đã tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của chế độ Sài Gòn cũ”.
Năm 1986, ông làm Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước (nay là Thống đốc), chức vụ tương đương với chức Bộ trưởng.
Hoàng Hải Vân, phóng viên báo Thanh Niên, đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với ông Lữ Minh Châu.
Trước khi nêu câu hỏi, nhà báo đặt vấn đề: “Chuyện Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ Nguyễn Văn Thiệu mang theo 16 tấn vàng hồi đó được báo chí loan tin, sau này người nói có người nói không. Gần đây BBC lại đề cập đến thông tin này. Mới đây nhất, báo Tuổi Trẻ có một loạt bài dẫn lời các nhân chứng nói rằng không có chuyện đó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía Nhà nước về vấn đề này.
Anh Phóng viên hỏi ông Châu có chuyện đó không. Ông Châu đáp: “Hoàn toàn không có. 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng.”
PV lại hỏi: “Nguyễn Văn Thiệu không lấy vàng đi, tại sao lâu nay Nhà nước mình không nói lại cho rõ?”
Ông Châu đáp: “Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu”.
Rõ ràng là ngụy biện! Đâu phải đợi có người “đặt câu hỏi chính thức” mới đính chính! 16 tấn vàng! Một khối tài sản khổng lồ của đất nước, một chiến lợi phẩm cực kỳ to lớn!
Im lặng để mặc “tin đồn đăng trên báo chí” hẳn phải có hậu ý! Hậu ý gì thì không rõ, nhưng khi thiên hạ đinh ninh rằng thằng chạy là thằng ăn cắp, thì cái thằng nắm quyền chủ kho kế tiếp tất tự tung tự tác, ngốn hết miếng ngon, món bở… Có ai bắt tội thì cứ thằng ăn cắp trốn chạy kia mà truy, nào liên can gì tới cái thằng mới tiếp nhận chìa khóa kho này!!!
* Một luật sư ở VN nhận định
Phản hồi loạt bài phóng sự của Tuổi Trẻ, Luật sư Lê Công Định trình bày nhận định của ông qua bài viết “Liệu có vụ tham nhũng kinh khủng nào theo kiểu PMU 18 đối với 16 tấn vàng hay không?”
Ông luật sư đặt vấn đề:
“Câu chuyện thêu dệt, bất kể vì dụng ý gì, về việc cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu “đánh cắp” 16 tấn vàng, đã kết thúc. Người trong cuộc đã được giải oan, ít nhất ở khía cạnh tham nhũng và ăn cắp của công.”
Vâng! Người trong cuộc, cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, kẻ bị gán tội cướp đoạt tài sản quốc gia, nay được giải oan.
Cũng giống như luật sư Lê Công Định, người dân không còn thắc mắc về ông Thiệu, nhưng vẫn phân vân về số phận của 16 tấn vàng: “Sau 1975 toàn bộ 16 tấn vàng đó đã được sử dụng như thế nào? Lẽ nào số trữ kim to lớn ấy không giúp ích gì cho quốc gia để đến nỗi 10 năm sau 1975 nền kinh tế đất nước phải rơi vào khủng hoảng liên tục và đồng tiền mất giá không kìm hãm được?”
Từ đó, chắc chắn nhiều người dân đồng ý với nhận định của Luật sư Định rằng 16 tấn vàng ấy đã rơi vào túi kẻ tham nhũng sau 30/4/1975. Người ta cũng tán thành lời Ls Định cảnh báo: “Kẻ tham nhũng tất nhiên có thể đã xa chạy cao bay để tránh né sự trừng phạt của luật pháp, song như một định mệnh ở khắp nơi, nhân dân và lịch sử rồi cũng sẽ lôi tuột họ trở lại để đòi hỏi công lý dù sau 10, 20 hay 30 năm chăng nữa! Đời cha không trả thì đời con phải trả. Lưới trời lồng lộng”.
Trở lại cuộc phỏng vấn của báo Thanh Niên với ông Lữ Minh Châu. Phóng viên hỏi ông Châu:
- Khi tiếp quản, liệu tiền, vàng có bị thất thoát không?
Ông Châu trả lời:
- Theo tôi thì không thể. Ngân hàng của chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt.
Hỏi:
- Số vàng đó sau này đi về đâu?
Đáp:
- Nó trở thành tài sản quốc gia, được quản lý theo luật pháp của chính quyền cách mạng, sau đó là của Nhà nước Việt Nam thống nhất.
Quản lý theo luật pháp của chính quyền cách mạng ư? Chính quyền cách mạng sau 30/4/1975 tại Miền Nam Việt Nam làm gì có luật pháp!
Mặt khác, cái chính quyền ấy không những chỉ lấy được vàng và tiền trong Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, mà còn thu hồi “hơn 100 triệu USD, tiền gửi của ngân hàng cũ ở nước ngoài” như ông Lữ Minh Châu tiết lộ.
Số tiền này, dân cả nước sau 30/4/1975 chẳng hề nghe biết, mải sau hơn 3 thập niên mới nghe ông Lữ Minh Châu đề cập đến, nghĩa là làm sao?
Vả lại, khi bảo rằng “chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt,” phải chăng ông Lữ Minh Châu muốn chơi chữ?
Chúng ta thử đọc kỹ lại câu: “Chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt.”
Thâm thúy lắm! Ông Lữ Minh Châu đâu dám nói “ta cũng QUẢN LÝ RẤT chặt, chặt như chính quyền cũ.” Phải chăng ông Châu biết rõ chuyện “hậu trường” nhưng không dám bộc bạch? Để mặc ai muốn hiểu sao hiểu! Hay là ông có ngụ ý nói: Vàng và tiền ấy là chiến lợi phẩm! Phe TA CHẶT rồi! Chôm rồi! Chỉa hết rồi! Chia chác cả rồi! Đừng ai thắc mắc về cái chuyện 16 tấn vàng và hơn 100 triệu đô-la của thời 30/4/1975 nữa! Lịch sử đã sang trang !!!???
Lê Thiên
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ ?
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
Câu chuyện 16 tấn vàng tháng 4-1975
TT - 16 tấn vàng - đó là khoản dự trữ nằm trong Ngân
hàng quốc gia vào tháng 4-1975. Và báo chí thời đó đã đưa tin về kế
hoạch tẩu tán số vàng ấy ra nước ngoài. Sự thật ra
sao?
Kỳ 1: Ông Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?
Trụ sở Ngân hàng quốc gia (nay là Ngân hàng Nhà nước VN tại TP.HCM) - nơi cất giữ 16 tấn vàng vào tháng 4-1975 - Ảnh: N.C.T. |
Có khá nhiều "dị bản" xung quanh câu chuyện 16 tấn vàng
suốt hơn 30 năm qua kể từ khi báo chí Sài Gòn đầu tháng 4-1975 đưa tin:
tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tìm cách tẩu tán 16 tấn vàng thuộc tài sản
quốc gia ra nước ngoài. Đặc biệt, vào đầu năm 2006, Đài BBC đã "xới" lên
câu chuyện này bằng một bản tin dẫn từ nguồn tài liệu của Bộ Ngoại giao
Anh.
Sự thật ra sao? Tuổi Trẻ lật lại hồ sơ vụ việc này, 31 năm trước...
Từ một bản tin trên BBC
Ngày
29-12-2005, trong chương trình phát thanh Việt ngữ và trên trang web
BBC, hãng thông tấn này đã loan một bản tin đáng chú ý về chuyện ra đi
của ông Nguyễn Văn Thiệu vào tháng 4-1975 sau khi từ chức tổng thống VN
cộng hòa. Bản tin khá dài nói trên, theo BBC, được trích từ hồ sơ mới
công bố của Cục Văn khố quốc gia Anh:
"Chính
phủ Anh hôm thứ năm đưa ra các văn bản cho biết về chuyến bay rời khỏi
Sài Gòn của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cách đây hơn 30 năm.
Theo
phóng viên BBC Rick Fountain từ Cục Văn khố quốc gia Anh, ông Thiệu
được máy bay trực thăng chở tới một tàu chiến của Mỹ, và sau đó ông tới
Đài Loan cùng với vợ và phụ tá của mình.
Cuối cùng ông Thiệu bắt đầu cuộc sống mới không phải ở Mỹ như nhiều người tưởng, mà ở London.
Các
tường thuật của báo chí nói ông Thiệu đã bỏ trốn với một số lượng vàng
lớn lấy đi từ ngân khố quốc gia của chính quyền Nam VN".
Mặc
dù trong bản tin này BBC có phỏng vấn một nhân chứng là tiến sĩ Nguyễn
Tiến Hưng (Mỹ), phụ tá đặc biệt của tổng thống Thiệu vào năm 1975, nhưng
vẫn không ngăn được làn sóng tranh luận ngay trên trang web BBC và các
diễn đàn khác trên mạng. Bởi TS Hưng đã bay sang Mỹ công cán từ giữa
tháng 4-1975 và kẹt luôn ở đó, nên ông không phải là nhân chứng trong
câu chuyện 16 tấn vàng tại Sài Gòn vào cuối tháng 4-1975 được.
Do
vậy, chi tiết về 16 tấn vàng tài sản quốc gia tháng 4-1975 đã dẫn tới
cuộc bàn thảo trên mạng xung quanh câu hỏi: có hay không kế hoạch tẩu
tán số lượng vàng khá lớn nói trên? Chẳng hạn, một bạn trẻ tên Hưng đã
đặt câu hỏi trên trang web BBC: "Từ trước tới nay người ta đều nói
ông Thiệu mang theo 18 tấn vàng (chính xác là khoảng 16 tấn) ra nước
ngoài. Giờ đây lại có thông tin ông ta không mang theo vàng ra nước
ngoài. Vậy số vàng ấy có tồn tại hay không và nếu có thì đã nằm trong
tay ai?".
Tin đồn về việc "ông Thiệu cuỗm 16 tấn vàng tài sản quốc gia" ngày
càng lan rộng vào thời điểm ấy. Trong khi đó, báo chí Sài Gòn, vì nhiều
lý do khác nhau, đã không có thông tin gì rõ ràng, và dân chúng hoàn
toàn không biết thực hư câu chuyện đó như thế nào cho đến ngày
30-4-1975.
|
Bản
tin cuối năm 2005 của BBC do vậy đã gây sự chú ý của nhiều người. Thứ
nhất, nó liên quan đến khoản tài sản lớn của quốc gia. Thứ hai, nó khiến
nhiều người đặt dấu hỏi về sự chính xác của những "hồ sơ Anh" vừa được
giải mật. Vậy chuyện gì đã xảy ra 31 năm trước?
"Lời bác bỏ" gây nghi vấn
Tìm
đọc lại những nhật báo Sài Gòn tháng 4-1975, thấy trên mặt báo tràn
ngập tin tức chiến sự và di tản. Đột nhiên, nhiều báo ra giữa tháng tư
đã đồng loạt đăng một bản tin đáng chú ý về 16 tấn vàng. Như tờ Chính
Luận ngày 16-4 đã đăng như sau:
“Phát ngôn viên chính phủ: Hoàn toàn bác bỏ tin 16 tấn vàng.
Sáng
nay, được hỏi về vụ có 16 tấn vàng của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và
tổng thống Kampuchia Lon Nol chở từ Việt Nam ra ngoại quốc do Hãng AP
(Mỹ) loan tin (chi tiết hóa tin của đài BBC loan tải trước đây), phát
ngôn viên chính phủ tuyên bố: “Hoàn toàn là tin thất thiệt, đầy ác ý, cố
ý bôi lọ”. Phát ngôn viên nhấn mạnh: “Tình trạng loan tin thất thiệt và
cố ý bôi lọ của các hãng thông tấn và báo chí ngoại quốc loan đi không
phải mới xảy ra mà đã kéo dài từ lâu”.
Lời
bác bỏ nói trên dường như xác nhận một điều là vào lúc đó, nhiều hãng
tin nước ngoài và các tờ báo lớn có phóng viên thường trú tại Sài Gòn đã
cùng đưa tin “tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị mang 16 tấn vàng ra khỏi VN”. Không chỉ BBC, AP mà nhiều tờ báo lớn khác ở Mỹ như Los Angeles Times lúc đó đã đăng tin như sau: “Công
ty vận chuyển đường không Balair của Thụy Sĩ vào hôm thứ hai đã xác
nhận rằng: họ đã từ chối chở 16 tấn vàng, dường như thuộc quyền sở hữu
của tổng thống Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu, từ Sài Gòn sang Thụy Sĩ”.
Những
thông tin có dẫn nguồn rõ ràng như thế đã tạo ra nhiều nghi vấn, dù nó
đã bị chính quyền Sài Gòn lúc đó bác bỏ. Có lẽ giới báo chí quốc tế ngày
ấy đã biết sơ qua về một kế hoạch bí mật từ dinh Độc Lập, và kế hoạch
bí mật đó dường như đã bị “xì” ra ngoài “Radio Catinat” - tức các quán
cà phê Givral, Brodard... (trên đường Đồng Khởi ngày nay), nơi tụ tập
thường xuyên của các nhà báo, dân biểu, chính khách Sài Gòn lúc bấy giờ.
Trong
khi dư luận còn bán tín bán nghi thì báo Độc Lập ngày 28-4 đã đăng một
bản tin về chuyến ra đi bí mật của ông Nguyễn Văn Thiệu với chi tiết như
sau: “Theo tin UPI, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết cựu tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã đến Đài Bắc bằng
phi cơ quân sự Mỹ vào lúc 4 giờ sáng thứ bảy 26-4 với 16 viên chức Việt
Nam cộng hòa cùng thân nhân tháp tùng. Tin Reuters ghi nhận liền sau khi
đoàn người xuống phi cơ và được đưa vào phòng khách danh dự, một số
hàng hơn 10 tấn cũng đã được cất xuống theo”.
...
Có quá ít tài liệu trong nước đề cập một cách chính xác và đầy đủ về
chuyện này sau năm 1975. Trong một cuốn sách khá nổi tiếng đã được tái
bản khá nhiều lần trong hơn 20 năm qua, người ta đọc được một đoạn “có
vẻ chắc chắn” như sau: “Thiệu và Khiêm đáp máy bay rời Sài Gòn sang
Đài Loan, nơi anh ruột của Thiệu đang còn làm đại sứ (tức ông Nguyễn Văn
Kiểu - NV). Thiệu mang theo năm vali chứa đầy đôla. Trước đó, Thiệu đã
mướn một chiếc máy bay chở hành khách cỡ lớn của Mỹ, đưa khỏi VN 17 tấn
vàng bạc, châu báu, tài sản quí mà gia đình y đã vơ vét được sau hai
nhiệm kỳ làm tổng thống”.
Còn
trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia trên mạng Internet, một “sử gia”
nào đó đã cung cấp những thông tin “giật gân” hơn nữa: “Martin (đại
sứ Mỹ tại Sài Gòn - NV) giúp gia đình Thiệu ra đi, nhưng chỉ cho mang
theo đồ vật cá nhân nhỏ. Thế là tay cựu tổng thống và bà vợ phải tính
đến cách khác. Mai Anh (vợ Thiệu) đã xoay xở lấy được 16 tấn vàng ra
khỏi ngân hàng quốc gia bằng cách ép dọa thuộc cấp. Bà
ta cho chuyển phần lớn số vàng thỏi ấy lên một chiếc máy bay thuê của
Hãng hàng không Thụy Sĩ. Nhưng các phi công, sau khi khám phá ra đó là
vàng, đã hỏi sứ quán Thụy Sĩ và cuối cùng từ chối không chở nữa. Lý Long
Thân (chồng em nuôi vợ Thiệu) nhảy vào cứu nguy. Thân ra lệnh chở vàng
bằng tàu Trương Tinh đi Pháp, để sau này Thiệu nhận lại ở đó”.
Có
khá nhiều “dị bản” như thế xung quanh chuyện ra đi và tẩu tán vàng của
ông Nguyễn Văn Thiệu năm 1975. Trong đó, “dị bản” của BBC là mới nhất và
bị phê phán nhiều nhất.
BÙI THANH
http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/134622/Ky-1-Ong-Thieu-da-chuyen-16-tan-vang-sang-My.html
Câu chuyện 16 tấn vàng tháng 4-1975 (Kỳ 2)
Kỳ 2: Chuyến ra đi bí mật
Ông Thiệu lên tivi tuyên bố từ chức và chửi Mỹ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo" - Ảnh tư liệu
|
Ông Thiệu đã từ chức ra sao?
Vào đầu tháng tư, sau khi quân giải phóng tiến vào Đà
Nẵng và hành quân thần tốc về phía Nam, chiếc ghế tổng thống của ông
Thiệu đã bắt đầu lung lay.
Lúc đó, người Mỹ, kể cả những người Pháp ở sứ quán Sài
Gòn, đang toan tính về một giải pháp thương lượng với Hà Nội. Ông Thiệu
trở thành vật cản lớn cho những toan tính đó. Theo hồi ký của nhân viên
CIA tại Sài Gòn Frank Snepp, ngày 13-4 trùm CIA tại Sài Gòn Thomas
Polgar đã gửi về Washington một bản tường trình có chủ ý: "Nhiều sĩ
quan cao cấp và nhân vật chính trị muốn tổng thống Thiệu từ chức để
tránh một thất bại quân sự hoàn toàn". Bản tường trình đó có nhắc đến
hai từ "đảo chính".
Và tấm bia mộ chính trị của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
đã được tạc vào chiều 17-4 khi đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin
quyết định đề nghị với Nhà Trắng một phương án: Thiệu phải ra đi! Theo
tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (người sau này đã phỏng vấn Martin nhiều lần
tại Mỹ), đại sứ Martin đã gửi mật điện cho ngoại trưởng Kissinger như
sau: "Tôi sẽ cho ông Thiệu rõ tôi đã đi đến một kết luận vô tư là nếu
ông ta không chịu xuống thì các tướng lĩnh dưới quyền ông ta sẽ bắt buộc
ông ta làm điều này. Có một cách rút lui êm đẹp nhất là tự ý ông từ
chức…".
Ba ngày sau, đại sứ Martin đến gặp ông Thiệu để nói thẳng điều đó, trong cuộc trò chuyện căng thẳng kéo dài hơn một giờ rưỡi.
... Tối đó (tức ngày 20-4), tổng thống Thiệu quyết
định từ chức. Và trưa ngày hôm sau, ông ta triệu tập phó tổng thống Trần
Văn Hương và tướng Trần Thiện Khiêm đến dinh Độc Lập, báo cho hai người
đó biết ông ta sẽ tuyên bố từ chức tối nay. Thiệu chỉ có một yêu cầu:
việc chuyển giao quyền lực được thực hiện theo đúng hiến pháp để tránh
lộn xộn...
Tại sao Frank Snepp biết chính xác nội dung cuộc gặp đó
và thuật lại như trên trong cuốn Decent Interval (đã được dịch ra tiếng
Việt với tựa đề Cuộc tháo chạy tán loạn)? Câu trả lời thật đáng kinh
ngạc: máy nghe lén của CIA đặt bí mật trong phòng làm việc của tổng
thống Thiệu tại dinh Độc Lập đã truyền đi từng lời nói về trụ sở CIA tại
Sài Gòn.
Tối 21-4, sau khi tuyến phòng thủ quan trọng nhất của
quân đội Sài Gòn là Xuân Lộc đã bị quân giải phóng chọc thủng, ông
Nguyễn Văn Thiệu lên tivi tuyên bố từ chức tổng thống. Trong cuộc diễn
thuyết kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, ông ta vừa khóc lóc bảo vệ mình trước
lịch sử, vừa lên án gay gắt sự phản bội của chính quyền Mỹ:
... Nếu tôi không nói rằng các ông đã bị cộng sản
đánh bại ở VN thì tôi cũng xin thưa rằng các ông cũng không thắng được
họ. Nhưng các ông đã tìm được một lối tháo lui trong danh dự. Và bây giờ
khi quân đội chúng tôi thiếu súng ống, đạn dược, trực thăng, phi cơ và
B52, các ông lại bắt chúng tôi làm một việc như lấp cạn bể Đông, tỉ như
các ông cho tôi ba đồng bạc mà bắt chúng tôi lấy vé máy bay hạng nhất,
thuê phòng ngủ 30 đồng một ngày, ăn bốn năm miếng bít-tết và uống bảy
tám ly rượu vang một ngày. Thật là phi lý !... (trích nguyên văn)
Và trong cuộc diễn thuyết cuối cùng trên tivi đó, ông
Thiệu cũng đã chửi thẳng Hoa Kỳ là "một đồng minh vô nhân đạo với những
hành động vô nhân đạo".
Giây phút "nồng ấm" của ông Nguyễn Văn Thiệu và tổng thống Mỹ Lyndon Johnson - Ảnh tư liệu |
Sau khi từ chức tổng thống, ông Thiệu dọn về ở nhà quốc
khách trong khu Hải quân (nay là đường Tôn Đức Thắng). Tài sản riêng
của gia đình ông đã được chuyển đi trước đó. Dù không còn quyền hành gì,
nhưng sự có mặt của ông Thiệu tại Sài Gòn trong những ngày căng thẳng
nhốn nháo đó không phải là một điều hay ho đối với nhiều người.
Theo lời kể của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng trong cuốn The Palace File (Hồ sơ mật dinh Độc Lập),
tân tổng thống Trần Văn Hương đã gọi điện thoại khuyên ông Thiệu nên
sớm rời khỏi VN. Ông Hương cũng đề nghị đại sứ Mỹ Martin dàn xếp giùm
cho chuyến ra đi của ông Thiệu.
Cùng lúc ấy, ông Nguyễn Văn Kiểu, em ông Thiệu, cũng
bay về nước khuyên ông Thiệu sớm ra đi và địa chỉ đến an toàn nhất là
Đài Loan (vì ông Kiểu đang làm đại sứ VN cộng hòa tại Đài Loan). Cũng
theo tiến sĩ Hưng, để sự ra đi của ông Thiệu được hợp pháp, tổng thống
Hương đã ký quyết định cử ông Thiệu làm đặc sứ của VN cộng hòa đi Đài
Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (ông Tưởng Giới Thạch mất ngày 5-4).
Ngày 25-4, ông Thiệu ra đi lặng lẽ không cờ không
trống. Và cũng không có một quan chức người Việt nào tiễn đưa ông cựu
tổng thống hết thời. Trớ trêu thay, những người đưa ông ra sân bay lại
là các nhân viên CIA Mỹ tại Sài Gòn, trong đó có Frank Snepp. Frank
Snepp chính là người lái xe đưa ông Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhất.
Đó là một chuyến ra đi bí mật trong đêm. Nhưng ông
Thiệu có mang theo 16 tấn vàng không? Theo lời Frank Snepp thuật lại
trong cuốn Decent Interval, vào chiều 25-4, nhóm CIA tại Sài
Gòn bất ngờ nhận được lệnh đưa cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu
thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra nước ngoài trên một chuyến bay đặc biệt
của quân đội Mỹ.
...Khoảng 20g30, bốn người chúng tôi (tức bốn tay
nhân viên CIA tại Sài Gòn: Charles Timmes, Thomas Polgar, Joy Kingsley
và Frank Snepp - NV) đi ba xe đến bộ tổng tham mưu Nam Việt Nam. Nhà
Khiêm nằm trong khu vực này. Chúng tôi không thể không tính đến việc tái
diễn cuộc ám sát như đã xảy ra đối với anh em Diệm - Nhu trước đó.
Chúng tôi vạch kế hoạch: nếu có những sĩ quan trẻ nào đó trong quân đội
Sài Gòn ngăn chúng tôi lại trên đường đi và có ý định bắt, tức thì chúng
tôi sẽ nổ súng…
Hơn 21 giờ, đoàn xe CIA dừng trước nhà ông Khiêm, đợi ở
đó. Một lát sau, chiếc Mercedes đưa đến "một người tầm thước, tóc bạc
và chải lật ra sau, mặt bôi kem, quần áo chỉnh tề". Đó là ông Nguyễn Văn
Thiệu, mà theo Frank Snepp, trông giống một người mặc quần áo quảng cáo
trên một tạp chí châu Á hơn là một nguyên thủ quốc gia.
...Ít phút sau, có mấy người lực lưỡng, mỗi người xách một vali nặng đi đến chỗ xe chúng tôi và xếp vali vào.
Tiếp đó Thiệu, Khiêm, Polgar, Timmes cùng một vài
nhân vật người Việt (phụ tá và cận vệ) bước nhanh ra khỏi cửa nhà Khiêm
rồi chui vào xe. Thiệu ngồi xe tôi, ở ghế đằng sau, giữa Timmes và một
người Việt. Timmes khuyên ông Thiệu: tổng thống ngồi thấp xuống để được
yên ổn!
Đoàn xe lao nhanh về phía sân bay Tân Sơn Nhất.
Trên đường băng, một chiếc máy bay bốn động cơ C118 của không quân Mỹ
đang đậu ở đấy. Đại sứ Mỹ Martin và các tay súng thủy quân lục chiến Mỹ
mặc thường phục đã có mặt ở đó từ lâu. Ông Thiệu và ông Khiêm rời xe,
lặng lẽ lên máy bay. Những nhân viên tùy tùng theo sau, tay xách vali…
Như vậy, theo Frank Snepp, chuyến bay đặc biệt đêm 25-4
chở ông Thiệu qua Đài Loan không mang theo 16 tấn vàng. Bởi không thể
nào nhét số lượng vàng thỏi khổng lồ ấy vào mấy chiếc vali xách tay
được. Còn trước đó một ngày, bà Mai Anh, vợ ông Thiệu, cũng đã bay sang
Bangkok (Thái Lan) trên một chuyến bay thương mại bình thường.
BÙI THANH
http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/134801/Ky-2-Chuyen-ra-di-bi-mat.html
Kỳ 5: Vàng đổi chủ
Từ trái sang: ông Nguyễn Văn Binh, ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Hảo (đứng phía sau ông Minh) và ông Vũ Văn Mẫu đang nói chuyện với đại diện quân giải phóng trưa 30-4-1975. (Ảnh do gia đình nhà báo Boris Gallash tặng đại tá chính ủy Bùi Văn Tùng)
|
16 tấn vàng vẫn nằm trong kho cho đến trưa 30-4-1975.
“Tôi đến đây vì 16 tấn vàng...”
Khoảng 8g ngày 30-4, những chiếc xe tăng T54 đầu tiên thuộc lữ đoàn 203 của quân giải phóng lao nhanh về hướng cầu Sài Gòn.
Cùng lúc đó, tổng thống Dương Văn Minh (lên nắm quyền
thay ông Trần Văn Hương ngày 28-4), phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, thủ
tướng Vũ Văn Mẫu, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, tổng trưởng thông tin Lý
Quí Chung cùng những người thuộc “nhóm ông Minh” và lực lượng thứ ba
đang có mặt đông đủ tại phủ thủ tướng (số 7 Lê Duẩn hiện nay). Công việc
quan trọng nhất của ông Minh và cộng sự lúc này là soạn thảo và thu âm
lời tuyên bố về việc ngưng bắn, chờ bàn giao chính quyền cho chính phủ
cách mạng.
Trong khi thủ tướng Vũ Văn Mẫu đang thảo lời tuyên bố
nói trên thì có một nhân vật xuất hiện. Đó là tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn
Hảo. Ông Hảo là phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh
nông và kỹ nghệ của chính phủ Nguyễn Bá Cẩn, nên khi ông Minh lên làm
tổng thống, ông Hảo sẽ không còn quyền hành chức trách nữa. Vậy ông đến
đây để làm gì? Dân biểu Nguyễn Văn Binh (có mặt tại phủ thủ tướng và
dinh Độc Lập ngày 30-4-1975) kể lại với Tuổi Trẻ vào tháng 4-1995:
“...Lúc đó tôi đang trò chuyện với tổng thống Dương Văn
Minh. Cuộc trò chuyện phải tạm dừng vì có người cần gặp tôi ngoài cổng.
Đó là tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo. Ông Hảo lúc đó đang phân bua gì đó với
tốp lính gác. Thấy tôi bước ra, ông Hảo liền nói:
- Anh Binh, tôi cần gặp đại tướng có chuyện quan trọng, liên quan đến khoản tài sản lớn của quốc gia.
- Tài sản gì?
- Vàng! Tôi đến đây vì chuyện đó...
Tôi đưa ông Hảo vào gặp tổng thống Dương Văn Minh và
tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Diệp. Sau đó, ông Hảo và ông Diệp trao đổi
khá lâu về chuyện 16 tấn vàng mà ông Hảo biết rất rõ”.
9g30, đoàn xe đưa ông Dương Văn Minh và cộng sự từ phủ thủ tướng về dinh Độc Lập. Ông Nguyễn Văn Hảo cũng đi theo.
Gần hai tiếng đồng hồ sau, xe tăng quân giải phóng tiến
vào sân dinh. Ông Minh, ông Huyền, ông Mẫu, ông Binh và hơn 10 người
khác (kể cả ông Nguyễn Văn Hảo) bị tạm giữ cho đến chiều 2-5-1975, sau
khi đại diện Ủy ban quân quản tuyên bố: “Kể từ giờ phút này, các anh là
khách của chúng tôi, các anh sẽ được tự do về nhà sống trong hòa bình”.
Nhưng trước khi được trả tự do vào tối 2-5, ông Nguyễn
Văn Hảo cứ đi đi lại lại trong phòng, với “tâm sự” về 16 tấn vàng chưa
được ai lưu ý. Khi biết ông Minh, ông Huyền, ông Mẫu được mời lên gặp gỡ
riêng với tướng Trần Văn Trà, ông Hảo cũng đã đề nghị được làm việc về
một chuyện quan trọng. Cuối cùng, ông Hảo đã được mời lên lầu gặp lãnh
đạo Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định. Câu chuyện liên quan
đến 16 tấn vàng đã được ông Hảo trình bày chi tiết và đề nghị Ủy ban
quân quản tiến hành tiếp quản và kiểm kê ngay.
Tiếp quản kho vàng 16 tấn vàng lúc đó nằm ở đâu?
Ông Hoàng Minh Duyệt - Ảnh: T.T.D. |
Nó vẫn nằm nguyên vẹn dưới tầng hầm ở số 17 Bến Chương Dương.
Vào chiều 30-4, sau khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên
bố đầu hàng và Sài Gòn được giải phóng hoàn toàn, trụ sở Ngân hàng Quốc
gia vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các nhân viên ngân hàng và các cảnh
sát viên, dưới sự chỉ huy của một thiếu tá. Họ đã không rời vị trí vì
nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn kho tiền và vàng dự trữ, không để nó
bị xâm nhập, cướp phá giống như nhiều tòa nhà và trụ sở lân cận. Họ giữ
vị trí cho đến khi những người lính giải phóng xuất hiện.
Người kể chi tiết đó là ông Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy
phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia. Là chuẩn úy thuộc lực lượng
công an vũ trang, ông Duyệt được điều động vào Tây Ninh, công tác tại
đơn vị C282 Q.
“Chúng tôi được giao nhiệm vụ vào tiếp quản các ngân
hàng ở Sài Gòn - Gia Định. Chiều tối 30-4, đơn vị chúng tôi vào tới nội
thành và tạm trú tại Trường Cao Thắng. Lúc đó trong Trường Cao Thắng có
rất đông đồng bào miền Trung di tản cũng tạm trú ở đó. Thoạt đầu bà con
rất sợ chúng tôi (chắc do tin đồn Việt cộng sẽ “tắm máu”), nhiều thiếu
niên bỏ trốn khi chúng tôi vào. Nhưng rồi tối đó, chúng tôi cùng đồng
bào trò chuyện ca hát suốt đêm...
Sáng 1-5, theo phân công, đơn vị chúng tôi đến trụ sở
Ngân hàng Quốc gia số 17 Bến Chương Dương. Trước cửa trụ sở lúc đó ngổn
ngang súng ống, quần áo, đồ đạc nhà binh. Chúng tôi tiến vào bên trong
ngân hàng. Các nhân viên bảo vệ ngân hàng vẫn còn đó, kể cả viên thiếu
tá cảnh sát.
Chúng tôi cho họ về nhà và triển khai đội hình bảo vệ
tòa nhà. Lúc ấy, thú thật là chúng tôi không hề biết trong đó có 16 tấn
vàng, chỉ biết đây là mục tiêu cần bảo vệ nghiêm ngặt trong những ngày
đầu giải phóng. Tôi cũng không biết ông Nguyễn Văn Hảo là ai, nhưng
chúng tôi được lệnh của cấp trên là phải cử hai chiến sĩ đi bảo vệ ông
Hảo. Vào thời gian ấy, tôi thấy ông Hảo thỉnh thoảng có đến ngân hàng
làm việc gì đó.
Tôi chỉ biết được tầng hầm chứa vàng ở đây khi tham gia
nhóm kiểm kê. Nhóm kiểm kê lúc đó có tôi, anh Lân và anh em trong đơn
vị; về phía Ban kinh tài có anh Huỳnh Kỳ Thanh, cô Tiếp... Về phía Ngân
hàng Quốc gia có hai anh viên chức cũ ở đây là anh Huỳnh Bửu Sơn và anh
Lê Minh Kiêm.
Tầng hầm chứa vàng sáng choang, khá rộng, rộng đến mức
có thể... đá bóng được. Tiền và vàng được cất giữ trong những tủ sắt đặt
trong các hầm. Mỗi cửa hầm đều có ổ khóa riêng, sau lớp cửa đó là cửa
hầm tự động với khóa bằng mã số. Lần đầu tiên tôi thấy vàng nhiều như
thế, thấy được những thỏi vàng như thế.
Tôi thò tay định cầm thử một thỏi lên, anh Huỳnh Bửu
Sơn thấy vậy phì cười: “Không lấy thế thì khó mà nhấc được”. Quả thật,
một thỏi vàng coi nhỏ vậy mà nặng khoảng 13kg. Tôi lại thấy nhiều loại
đồng tiền vàng rất đẹp, rất lạ và nghe nói rất quí, cả những cúc áo bằng
vàng thật độc đáo.
Chúng tôi nhìn rất thích nhưng chẳng ai “xơ múi” dù chỉ
một đồng tiền vàng. Mà thật ra không ai trong chúng tôi có ý nghĩ gì
bậy bạ, bởi mọi người đều rất vô tư và trong sáng. Cả những anh em viên
chức cũ của ngân hàng cũng vậy, như anh Huỳnh Bửu Sơn chẳng hạn. Tôi và
Sơn lúc ấy còn rất trẻ và cùng lứa tuổi với nhau.
Chỉ cách đó vài hôm, chúng tôi là hai người thuộc hai
chế độ khác nhau, còn bây giờ chúng tôi hay ngồi đánh cờ và tâm sự với
nhau trong hòa bình... Sơn nói: “Mình sẽ không ra đi, mình ở lại VN và
góp chút sức mình cho xứ sở...”.
Chúng tôi lúc ấy ngồi trên một đống vàng, nhưng những khao khát xen lẫn suy tư về ngày mai còn nặng hơn số vàng 16 tấn kia”.
Ông Hoàng Minh Duyệt đã nhắc đến ông Huỳnh
Bửu Sơn, người quản lý kho vàng nhiều năm với tư cách là lãnh đạo Nha
phát hành Ngân hàng Quốc gia. Trong số báo tới, chúng ta sẽ nghe câu
chuyện và tâm sự của ông Huỳnh Bửu Sơn trong những ngày đó, cũng như chi
tiết về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng trước khi giao cho chính
quyền cách mạng.
------------
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/135236/Ky-5-Vang-doi-chu.html
Kỳ cuối: Người giữ chìa khóa kho vàng
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn - hiện là giám đốc đối ngoại Pepsi Co.VN - Ảnh: T.T.D.
|
Khi lịch sử sang trang Sài Gòn ngày 30-4-1975.
Đó là những giờ phút mà sau này tôi mới thấy hết ý
nghĩa trọng đại của nó đối với lịch sử dân tộc, nhưng vào lúc đó tôi vẫn
còn chưa hết bàng hoàng.
Những ngày đầu tháng 5-1975, tôi vào trình diện tại
Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương cùng các đồng nghiệp khác, chỉ
thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân
hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi
người đều phải có mặt tại cơ quan.
Phải nói đó là những ngày rất thảnh thơi đối với tất cả
anh em chúng tôi, hầu hết ở độ tuổi trên dưới ba mươi. Chúng tôi vui
vẻ, yên tâm. Thái độ của các anh cán bộ trong Ban Quân quản rất lịch sự,
đúng mực nhưng khá xa cách. Vào thời điểm đó, nhiều người trong chúng
tôi chưa nghĩ đến tương lai như thế nào. Mong muốn của tôi cũng như
những người khác vào lúc đó là an ninh trật tự sẽ được vãn hồi, mỗi
người sẽ có một vị trí làm việc trong chế độ mới và tiếp tục đóng góp
theo khả năng của mình cho xứ sở.
Cuối tháng 5-1975, chúng tôi được lệnh trình diện tập
trung đi học tập cải tạo tại Trường nữ trung học Gia Long (bây giờ là
Trường Nguyễn Thị Minh Khai). Nhóm viên chức Ngân hàng Quốc gia được xếp
vào mấy tổ, tôi thuộc tổ 32. Trong ba ngày tập trung tại Trường Gia
Long, chúng tôi được phục vụ ăn uống khá chu đáo. Chiều ngày thứ ba, sau
khi dùng cơm chiều xong, vào khoảng 6 giờ, loa phóng thanh đọc danh
sách những người phải thu dọn đồ đạc và tập trung tại sân cờ nghe lệnh.
Tên tôi có trong danh sách đó.
Lúc đó tôi cảm thấy rất lo lắng, không hiểu chuyện gì
sẽ xảy ra, nhất là khi thấy danh sách người được gọi tên chiếm không đến
10% sĩ số. Nhưng khi đến tập trung tại sân cờ, tôi cảm thấy nhẹ nhõm
khi nghe ban chỉ huy trại thông báo là do số người trình diện quá đông
nên một số được cho về nhà vào tối đó, hôm sau đến để nhận giấy tờ tùy
thân và trình diện cơ quan đang công tác, chờ lệnh tập trung mới. Bảy
giờ sáng hôm sau, tôi quay trở lại Trường Gia Long, thấy ngôi trường
vắng lặng như tờ.
Như vậy là trong đêm trước mọi người đã di chuyển. Một
lần nữa số mệnh đã cho tôi ở lại. Tôi đến trình diện tại Ngân hàng Quốc
gia và được phân công tác tại Vụ Phát hành và kho quĩ. Những ngày tiếp
theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở
lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này
chính là một lá bùa hộ mệnh.
Sau này, vào cuối tháng tám, khi có lệnh gọi tập trung
lần thứ hai cho những người được trả về đợt trước, tôi có đến gặp và hỏi
ý kiến anh Ba Sáng, cán bộ Ban Quân quản. Sau khi tham khảo ý kiến Ban
Quân quản, anh thông báo cho tôi biết trường hợp của tôi đã được Ban
Quân quản xem xét, tôi được bố trí tham gia chiến dịch đổi tiền Sài Gòn
cũ và cải tạo tư sản nên không phải đi trình diện học tập tập trung.
Lần kiểm kê cuối cùng
Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản
Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các
kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lý của Nha
Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách
là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát hành đã đi cải tạo tập trung,
do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh
Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.
Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm
thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên cảm thấy không có gì đặc biệt. Chỉ
có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối
cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới.
Tôi không lo âu gì cả vì biết chắc rằng số tiền và vàng nằm trong kho
sẽ khớp đúng với sổ sách.
Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng
Quốc gia vẫn được chúng tôi quản lý một cách tuyệt đối an toàn. Cần nói
thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp
gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được
thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.
Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng
50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội
còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Anh hay nắm tay
tôi khi trò chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt -
chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia.
Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân hàng Quốc gia vào
thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại
vàng thoi: vàng thoi mua của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED); vàng thoi
mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi - Công ty Montagu; và vàng thoi
được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan
thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào.
Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi
thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng
(thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai
lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng
năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của
vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.
Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt
trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và
phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị
của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền
cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và
tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng,
số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán của ngân hàng
theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi
xuất nhập tồn kho.
Chúng tôi thực hiện công tác kiểm kê trong hai ngày
liền. Thật ra công việc cũng khá đơn giản. Số giấy bạc dự trữ giữ trong
các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng
ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng
thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện
toán hóa là biết khớp đúng ngay.
Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000
đồng, thuộc xêri mới phát hành, có in hình các con thú hoang dã trong
rừng rậm Việt Nam. Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại
giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500
đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó (nếu tôi nhớ không
lầm) khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam
vào thời điểm giải phóng.
Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đã kiểm kê xong số
lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì
phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số
hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không.
Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng
tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào
biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia
cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng
còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía
chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của
những người đã từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia.
HÙYNH BỬU SƠN
Bảng kê thoi vàng đựng trong các tủ sắt
Tổng cộng: 1.234 thoi vàng
(Nguồn: Nha Phát hành, tháng 4-1975)
|
http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/135370/Ky-cuoi-Nguoi-giu-chia-khoa-kho-vang.html
Sáng 1-5, theo phân công, đơn vị chúng tôi đến trụ sở Ngân hàng Quốc gia số 17 Bến Chương Dương. Trước cửa trụ sở lúc đó ngổn ngang súng ống, quần áo, đồ đạc nhà binh. Chúng tôi tiến vào bên trong ngân hàng. Các nhân viên bảo vệ ngân hàng vẫn còn đó, kể cả viên thiếu tá cảnh sát.
Chúng tôi cho họ về nhà và triển khai đội hình bảo vệ tòa nhà. Lúc ấy, thú thật là chúng tôi không hề biết trong đó có 16 tấn vàng, chỉ biết đây là mục tiêu cần bảo vệ nghiêm ngặt trong những ngày đầu giải phóng. Tôi cũng không biết ông Nguyễn Văn Hảo là ai, nhưng chúng tôi được lệnh của cấp trên là phải cử hai chiến sĩ đi bảo vệ ông Hảo. Vào thời gian ấy, tôi thấy ông Hảo thỉnh thoảng có đến ngân hàng làm việc gì đó.
Tôi chỉ biết được tầng hầm chứa vàng ở đây khi tham gia nhóm kiểm kê. Nhóm kiểm kê lúc đó có tôi, anh Lân và anh em trong đơn vị; về phía Ban kinh tài có anh Huỳnh Kỳ Thanh, cô Tiếp... Về phía Ngân hàng Quốc gia có hai anh viên chức cũ ở đây là anh Huỳnh Bửu Sơn và anh Lê Minh Kiêm.
Tầng hầm chứa vàng sáng choang, khá rộng, rộng đến mức có thể... đá bóng được. Tiền và vàng được cất giữ trong những tủ sắt đặt trong các hầm. Mỗi cửa hầm đều có ổ khóa riêng, sau lớp cửa đó là cửa hầm tự động với khóa bằng mã số. Lần đầu tiên tôi thấy vàng nhiều như thế, thấy được những thỏi vàng như thế.
Tôi thò tay định cầm thử một thỏi lên, anh Huỳnh Bửu Sơn thấy vậy phì cười: “Không lấy thế thì khó mà nhấc được”. Quả thật, một thỏi vàng coi nhỏ vậy mà nặng khoảng 13kg. Tôi lại thấy nhiều loại đồng tiền vàng rất đẹp, rất lạ và nghe nói rất quí, cả những cúc áo bằng vàng thật độc đáo.
Chúng tôi nhìn rất thích nhưng chẳng ai “xơ múi” dù chỉ một đồng tiền vàng. Mà thật ra không ai trong chúng tôi có ý nghĩ gì bậy bạ, bởi mọi người đều rất vô tư và trong sáng. Cả những anh em viên chức cũ của ngân hàng cũng vậy, như anh Huỳnh Bửu Sơn chẳng hạn. Tôi và Sơn lúc ấy còn rất trẻ và cùng lứa tuổi với nhau.
Chỉ cách đó vài hôm, chúng tôi là hai người thuộc hai chế độ khác nhau, còn bây giờ chúng tôi hay ngồi đánh cờ và tâm sự với nhau trong hòa bình... Sơn nói: “Mình sẽ không ra đi, mình ở lại VN và góp chút sức mình cho xứ sở...”.
Chúng tôi lúc ấy ngồi trên một đống vàng, nhưng những khao khát xen lẫn suy tư về ngày mai còn nặng hơn số vàng 16 tấn kia”.