mercredi 6 octobre 2010

Chuyện Hai Miền Nam Bắc


Chuyện hai miền Nam, Bắc vốn là xưa lắm, xưa cả hơn thế kỷ rồi. Đó là một thời đất nước chia làm ba kỳ -- Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và Nam Kỳ -- dưới thời Pháp thuộc, và rồi sau này Cuộc Nội Chiến, hay là cuộc chiến vì ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản đã đẩy thêm một phân ly Nam-Bắc cho dân tộc.
Nhưng, để nói ngắn gọn: Nam-Bắc là chuyện phân rẽ tự nhiên, nhưng không bao giờ nên là lý do để giải thích cho bất kỳ chuyện kỳ thị nào. Đặc biệt, nếu bạn nhìn vào thành phố Sài Gòn, nơi ngay từ trước 1975 đã là chỗ tụ hội của dân tứ xứ, dân từ ba miền đất nước tụ hội. Và đó là cơ duyên để kỳ thị Nam-Bắc gần như không có tại Sài Gòn. Chính thức là thế.

Thí dụ, thử nhìn vào lãnh tụ nhà nước Việt Nam Cộng Hòa là thấy ngay đặc tính ba miền tụ hội: ông Ngô Đình Diệm (miền Trung), Tướng Dương Văn Minh (Nam), Tướng Nguyễn Văn Thiệu  (Trung), Tướng Nguyễn Cao Kỳ (Bắc), và vân vân. Với tình hình như thế, chính sách tất nhiên không thể kỳ thị.

Đặc biệt, văn học nghệ thuật Miền Nam thời kỳ sau 1954 là đa số thuần Bắc, với Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Trần Dạ Từ, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Cung Tiến, vân vân. Cũng có một chút miền Nam với Đông Hồ, Sơn Nam... hay miền Trung với Quách Tấn, Nhã Ca,...
Nghĩa là nếu bạn là người Sài Gòn, thì không thể mang tâm thức kỳ thị, phần chắc là như thế. Tôi là một trong những người xuất thân ba miền, và tự thấy mình trong nồi xà lách văn hóa ba miền như thế: sinh tại Sài Gòn, có ba là người Hà Tĩnh (ông cụ tự xem như người Bắc, vì là bên kia vĩ tuyến 17) và mẹ là người Nha Trang, nghĩa là miền Trung. Nhưng trưởng thành trong văn chương của Bùì Giáng (người Trung, nhưng ngôn ngữ là của cõi khác, không thuộc miền nào), và của nhiều nghệ sĩ khác, kể cả văn chương của Nguyễn Tuân từ bên kia bờ Bến Hải -- nghĩa là, đủ thứ của ba miền.

Những khám phá về phân cách Nam-Bắc sau này cũng có thấy, nhưng tôi vẫn tin là chuyện nhỏ đối với nhữõng người từ thơ ấu đã học được rằng đất nước Việt Nam có hình chữ S... Nghĩa là, những người còn tin vào quyền độc lập của đất nước, chứ không phải chỉ là một ngôi sao mới trên lá cờ Đại Hán.

Một đặc điểm của phân biệt Nam-Bắc là khi nhà nước Hà Nội áp đặt cách xưng hô đầy tính ý thức hệ, nghĩa là “ta, địch phân minh.” Chuyện gì của phe bên kia là bị gọi chính phủ Hà Nội (và nhiều người dân Hà Nội) “thằng” ngay, nghe không ra cái văn hóa gì cả. Hóa ra, ngay từ xưng hô đã thấy những “ẩn ngữ chửi mắng hay hàm ý miệt thị” trong ngôn ngữ. Đó là thời mới sau 1975.

Bây giờ, sau gần 4 thập niên, vấn đề mới được khơi lại. Báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn trong bài viết nhan đề “Hãy bắt đầu từ việc nhỏ!” của tác giả Nguyễn Văn Mỹ đã ghi:

“...Có mấy bạn sinh viên nước ngoài học tiếng Việt ở trường Đại học Sư phạm và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hỏi tôi: “Sao gọi Hồ Chí Minh là Bác Hồ, Tôn Đức Thắng là Bác Tôn mà những người khác thì gọi theo tên. Sao Bill Clinton thì gọi là cựu Tổng thống mà Võ Chí Công lại gọi nguyên Chủ tịch nước…”. Thú thật, tôi đã hỏi nhiều người, người thì lắc đầu cười, người thì suy diễn theo cách của mình, chẳng ai giống ai...”(hết trích)

Chỉ có thể gọi rằng, trong ngôn ngữ người Hà Nội, có “sẵn tính Đảng,” có sẵn “lựu đạn diệt thù,” và có sẵn “lòng căm thù để bứng tận gốc, trốc tận rễ trí, phú, địa, hào...”

Bây giờ, ý thức hệ suy giảm, nhưng tâm thức đó đã chuyển biến một cách mơ hồ theo kiểu khác, có thể là tế nhị và ẩn kín hơn.

Nhưng hiển nhiên rằng văn hóa người Sài Gòn (nơi đa chủng, đa miền tụ hội) tuyệt vời hơn người Hà Nội (nơi bắt đầu đa chủng, đa miền... nhưng vẫn đặc sệt chất Mao-Hồ).

Nhà viết blog Nguyễn Thông (http://thongcao55.blogspot.com) hôm Thứ Bảy có bài viết nhan đề “Thủ đô nên ôm tập vở vào Sài Gòn mà học,” đã nói thẳng rằng:

''... cơ bản là do con người thủ đô thiếu ý thức cộng đồng, ứng xử chưa theo kịp những quy tắc đô thị văn hóa, văn minh.''

Nói thế, có ai đó mắng tôi, cho rằng đừng vơ đũa cả nắm. Hột vịt còn có hột lộn nữa là người. Tôi chả tự dưng bêu xấu người Hà Nội làm gì bởi từng sống và học tập tại thủ đô suốt 4 năm nên rất yêu mảnh đất và con người nơi đây. Tôi ở Sài Gòn đến nay đã hơn 34 năm, cứ coi như gần nửa đời người, có lẽ thế nên hiểu người Sài Gòn rõ lắm. Sự lịch lãm, ăn chơi, điệu đà, văn gừng văn nghệ, dường như thủ đô ăn đứt Sè goòng. Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng cộng đồng, ứng xử văn minh, thái độ thân thiện, thẳng thắn, bà con thủ đô còn phải học người phương nam nhiều. Tôi đã trải hàng chục hội hoa xuân ở thành phố cả chục triệu dân này, chưa mấy khi phải chứng kiến cảnh người đi hội đạp lên bờ cỏ, xô đổ chậu hoa chứ đừng nói gì chuyện cướp hoa cướp quả, vặt lá bẻ cành. Nửa đêm đi làm về, tôi luôn gặp cảnh những tốp thanh niên dù rất ồn ào, chạy xe bặm trợn nhưng cứ thấy đèn đỏ là dừng, cực kỳ nghiêm túc. Ít khi gặp người chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm. Mọi điều diễn ra tự nhiên như nó vốn phải thế....” (hết trích)

Dù vậy, có một người vẫn nhìn thấy Hà Nội là tinh hoa tuyệt vời: đó là khi nhà toán học Ngô Bảo Châu nói rằng khoa học VN được xây dựng nhờ công lớn của 2 quan chức CS Miền Bắc. Thấy rõ, nhận xét này không có tính khoa học của định đề toán nào cả.

Trên trang blog của Bác Sĩ Ngọc (http://bsngoc.wordpress.com), có bài viết “Cái nhìn của người độc nhãn,” viết về Ngô Bảo Châu (NBC), kể rằng:

“Vài tuần trước đây, Tuổi Trẻ có một bài về Ngô Bảo Châu. Ít ai chú ý. Nhưng đọc qua ý kiến của NBC về công lao của các ông Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu như là những người có công
khai phá nền khoa học Việt Nam, tôi thấy NBC tự biến mình thành một kẻ chỉ có một mắt.
Phát biểu trong buổi lễ khai giảng trường cũ, NBC nói “Cách đây một năm, khi tôi được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp, ông có nói với tôi, khi ông được nhắn tin về giải thưởng Fields
của tôi, điều đầu tiên ông làm là đến một góc toà nhà của Chính phủ thắp nén hương cho cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Điều đó với tôi rất cảm động”. Chẳng những thế, NBC còn nhắc đến
công lao của các ông Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu, với huấn thị “Không có những người như các ông chúng ta không có các ngành khoa học, sự nghiệp nghiên cứu khoa học như hôm nay, cũng như không có khối chuyên Toán. Ta luôn nhớ đến điều đó”...”(hết trích)

Trời ạ, Phạm Văn Đồng có công với khoa học VN? Nhà toán học Ngô Bảo Châu nói thế à? Có phải rằng, Phạm Văn Đồng đã ký công hàm công nhận Biển Đông là của Trung Quốc, khi chấp nhận chủ quyền 12 hải lý theo yêu cầu của Bắc Kinh? Bản công hàm này có tính khoa học gì không, sao chưa nghe GS Ngô Bảo Châu bàn về chuyện này?

Trên blog BS Ngọc có lời nhận xét, trích:

“Cần nhắc lại cho rõ: hai ông PVĐ và TQB chỉ có công với giáo dục và khoa học ở miền bắc, chứ chẳng có dính dáng gì đến giáo dục và khoa học ở miền nam. Trước 1975 ở miền nam, không có
(và chắc không cần đến) ông PVĐ và TQB thì miền nam vẫn có một hệ thống giáo dục tốt. Những người tốt nghiệp từ hệ thống đó khi ra nước ngoài đã gặt hái được những thành quả vang dội.

Không, người miền nam như tôi hoàn toàn không mang ơn hai vị PVĐ và TQB. Thật ra, chúng tôi thấy mình may mắn vì không hấp thu nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mà hai vị đó khởi xướng ở miền bắc. Bởi vậy khi đọc thấy NBC nói rằng không có 2 vị chính khách trên thì VN không có nền khoa học tôi thấy rõ ràng cậu ta chỉ nhìn sự việc bằng một con mắt. Một mắt là vì NBC chỉ nhìn thấy miền bắc chứ không nhìn thấy miền nam. Một con mắt là vì chỉ thấy toán mà không thấy các khoa học nói chung. Khoa học lớn và rộng hơn toán rất nhiều. Thật tiếc cho một người tài chỉ có một con mắt.” (hết trích)

Đúng vậy, thật là tiếc cho GS Ngô Bảo Châu, khi phải nịnh triều đình Hà Nội.

Thực tế, muốn biết miền Nam, miền Bắc nơi nào ưu việt hơn, xin hãy hỏi các phụ nữ, các thiếu nữ xinh đẹp của cả hai miền: Có phải rằng khi các cô miền Nam mặc áo dài, thì các cô Miền Bắc mặc áo bà ba hay không? Và có phải, trong khi các cô Miền Nam mang giày cao gót, hay các loại giày đa dạng khác, thì các cô Miền Bắc mang dép râu hay không?

Hay có phải, nói theo ngôn ngữ “trung với đảng,” rằng chính dép râu, chính dép lốp mới là khám phá khoa học tuyệt vời của Đảng CSVN?

Xin mời xem Hà Nội trước năm 75: XHCN Hà Nội trước 1975 - YouTube